Linux – hệ điều hành duy nhất không chỉ hỗ trợ màn hình ngang, dọc mà còn cả chéo
Tại sao lập trình viên lại là những người dùng được lợi khi tận dụng Linux xrandr (x resize and rotate)? Lý do là khi lập trình thì sẽ có những dòng mã rất dài, ngày xưa khi học lập trình thì thường nghe nhắc tới nguyên tắc 80 – 25, tức là 1 dòng code không quá 80 ký tự và 1 hàm không quá 25 dòng. Nguồn gốc của nguyên tắc này là từ bìa đục lỗ (punched card) của IBM ngày xưa, hoặc cũng là màn hình terminal của máy tính lúc đó chỉ có 80 cột và 25 hàng. Ngày nay thì 1 dòng code có thể rất dài, khi đó màn hình với đường chéo sẽ cung cấp khả năng hiển thị tối ưu (dài) nhất.
Nhà phát triển xssfox đã ứng dụng xrandr và tìm ra điểm ngọt nhất khi xoay màn hình 21:9 đang xài là góc 22 độ. Theo đó, ở góc này sẽ mang lại trải nghiệm sử dụng màn hình có không gian hiển thị tương đương với tỉ lệ 32:9 trên 1 màn hình siêu rộng. Dĩ nhiên nếu anh em đã sở hữu màn hình 32:9 rồi, xoay thêm 22 độ bằng Linux xrandr thì sẽ còn rộng hơn nữa. Đối với những màn hình có tỉ lệ không phổ biến thì anh em xài công cụ viết bằng javascript của xssfox để tạo ra đoạn lệnh xrandr sau khi nhập dữ liệu đầu vào. Một trong những ví dụ có thể tận dụng tốt xrandr là màn hình LG DualUp, tỉ lệ 16:18 gần như vuông , khi đó góc xoay tối ưu nhất là cỡ 45 độ.
Trên tay màn hình LG 28MQ780: tỉ lệ 16:18 lạ mắt, chân đế dạng arm, USB-C 90W
xssfox